Doanh nghiệp ảnh hưởng covid-19 mang nợ xấu ngân hàng
Ảnh hưởng các đợt covid-19 vừa qua, và ảnh hưởng lớn nhất là từ đầu năm 2021 đến nay với nhiều chỉ thị 16 và 16+ được chính phủ nhà nước ban hành và thực hiện giản cách xã hội.
Giảm áp lực nợ xấu cho doanh nghiệp thời covid-19
Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp trong mùa đại dịch này hoàn toàn khó khăn, tạo áp lực nợ xấu đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng.
Giải pháp nào để giảm áp lực nợ xấu đến hệ thống Ngân hàng nhưng vẫn hỗ trợ được cá nhận và doanh nghiệp phục hồi kinh tế sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng hỗ trợ tài chính doanh nghiệp
Song song với thực hiện giảm lãi suất hỗ trợ người dân, ngân hàng cũng chủ động nâng cao năng lực tài chính và vốn tự có để đảm bảo khả năng của mình trong tương lai.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch covid-19.
Thông tư 03 yêu cầu trích lập dự phòng trong thời gian 3 năm với tỷ lệ trích lập tối thiểu là 30%, nhưng nếu tình hình tài chính của tổ chức tín dụng tốt nên trích dự phòng các khoản nợ đó ngay từ bây giờ để có dự phòng trong tương lai.
Nhiều ngân hàng còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay cầm cố tài sản để xác nhận số dư tài khoản doanh nghiệp để thực công tác mua hàng nước ngoài. Hỗ trợ chứng minh tài chính doanh nghiệp để phục hồi sản xuất nông nghiệp trên thế giới.
Vậy nợ xấu là gì?
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ được phân loại theo quy định mà điển hình nhất là phân loại theo thời hạn nợ quá hạn từ 1 đến trên 360 ngày.
Đối với ngành Ngân hàng, cho vay và thu nợ là hai mặt của một vấn đề. Nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến việc cho vay. Không thu được nợ thì cũng đồng nghĩa với không có khả năng cho vay. Thu được nợ càng ít thì cho vay càng ít và lãi suất càng cao.
Nợ xấu bao gồm: khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đôì kế toán của tổ chức tín dụng; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng. (khoản 8 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Điều 1 Nghị quyết số 42/2017/QH14)
Các hoạt động phát sinh nợ xấu gồm: cho vay; cho thuê tài chính; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bao thanh toán; cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; trả thay theo cam kết ngoại bảng; ủy thác cấp tín dụng; hoạt động mua bán nợ; hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Phục hồi nền kinh tế sau đại dịch covid-19
Nhà nước hứa hẹn sẽ hỗ trợ nhiều gói ưu đãi và chính sách để cho nhiều doanh nghiệp sử dụng phục hồi nên kinh tế sau đại dịch covid-19 kết thúc.
Với liệu trình tiêm chủng Vắc xin hiện nay của chúng ta, có thể ngăn ngừa và đẩy lùi dịch covid trong năm 2021. Hiện nay Bộ y tế đã triển khai đăng ký tiêm vắc xin số lượng cực lớn trên hệ thống online, ưu tiên các thành phố lớn có lượng công nhân và lượng dân mắc covid lớn hiện nay.
Để đăng ký tiêm, người dân phải cung cấp thông tin cá nhân, kê khai trên bảng đăng ký. Các thông tin được chuyển đến các điểm tiêm chủng mà người dân đã đăng ký. Các điểm tiêm sẽ sàng lọc, đánh giá tính chính xác của thông tin, lên danh sách. Khi có vaccine sẽ báo cho người dân, hẹn thời gian đến khám sàng lọc và thông báo lịch tiêm cụ thể.
Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu chứng minh tài chính, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng để thực hiện công tác dự thầu, đấu thầu xây dựng, mua hàng nước ngoài, liên hệ 0932.309.309 Mr Khoa để được tư vấn và sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính doanh nghiệp.