• 92/3A Thạnh Mỹ Lợi, P. Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh
  • 0987 309 309
  • [email protected]
logo

                      CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH KHOA LÊ

                         MST: 0315682500     - ĐT: (028). 6275 1309

                         Zalo + Viber: 0932.309.309 - 0987.309.309 Mr Khoa

                         Chứng minh tài chính doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành

Doanh nghiệp bất động sản dở dang với hàng tồn kho

Hàng tồn kho tồn động quá nhiều và lâu năm sẽ trở thành gánh nặng về thanh khoản và chi phí cho nhiều doanh nghiệp bất động sản.

Doanh thu quý cuối năm 2022 các doanh nghiệp BĐS giảm mạnh

Báo cáo tài chính của Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (mã: PDR) cho thấy, doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh BĐS trong quý cuối năm 2022 mà chỉ có nguồn thu gần 15 tỉ đồng từ hoạt động cung cấp dịch vụ. Kết quả, doanh nghiệp lỗ ròng gần 267 tỉ đồng.

Bất động sản dở dang với hàng tồn kho

Bất động sản dở dang với hàng tồn kho.

Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG) cũng lỗ ròng hơn 400 tỉ đồng trong quý cuối năm 2022 bởi doanh thu giảm hơn một nửa và chi phí lãi vay tăng mạnh (cùng kỳ doanh nghiệp lãi ròng hơn 275 tỉ đồng).

Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã: NLG) báo lỗ sau thuế quý IV/2022 do doanh thu bán căn hộ teo tóp hơn so với quý IV/2021.

Tương tự, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (mã NVL) công bố kết quả tài chính hợp nhất quý IV/2022 với lãi ròng hơn 239 tỉ đồng, sụt giảm 70% so cùng kỳ trước bối cảnh khó khăn chung của ngành.

Ngoài ra, những doanh nghiệp khác cũng thông báo tình hình kinh doanh trong kì kém khả quan, như BĐS Thế Kỷ lỗ ròng hơn 57 tỉ đồng, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín lỗ ròng hơn 91 tỉ đồng, Đầu tư Hải Phát cũng kinh doanh dưới giá vốn.

Hàng tồn kho neo cao, chiếm phần lớn tổng tài sản

Thế nhưng, lợi nhuận giảm không phải là vấn đề duy nhất của các doanh nghiệp BĐS, hàng tồn kho neo cao, chiếm phần lớn tổng tài sản công ty cũng là khía cạnh đáng lưu tâm. Trong đó, có nhiều dự án tại nhiều doanh nghiệp thậm chí còn tồn kho hàng nghìn tỉ đồng trong một thời gian dài.

Cụ thể, tính đến cuối năm 2022, hàng tồn kho tại PDR đang còn 12.131 tỉ đồng, chiếm 53% tổng tài sản doanh nghiệp (22.845 tỉ đồng). Ngoài ra, mục xây dựng cơ bản dở dang cũng đang chiếm dụng của PDR số tiền hơn 1.000 tỉ đồng.

Đối với NLG, kết thúc năm 2022, hàng tồn kho của công ty đạt 14.828 tỉ đồng, chiếm 55% tổng tài sản công ty. Thuyết minh báo cáo tài chính công ty cho biết, chiếm phần lớn hàng tồn kho là các BĐS dở dang. Trong đó, dự án Izumi hơn 8.299 tỉ đồng, dự án Southgate hơn 3.516 tỉ đồng, dự án vàm cỏ đông 1.454 tỉ đồng..

Hàng tồn kho của NVL tăng đến 22% sau 12 tháng, đạt 134.484 tỉ đồng và chiếm đến 52% tổng tài sản doanh nghiệp (257.365 tỉ đồng). Đáng nói, trong số này, BĐS để bán đang xây dựng chiếm đến 122.559 tỉ đồng, đây chiếm phần lớn là các khoản chi phí tiền sử dụng đất, chi phí tư vấn thiết kế, chi phí xây dựng và các chi phí liên quan trực tiếp dự án. Còn BĐS để bán đã xây dựng hoàn thành có hơn 11.807 tỉ đồng và được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của công ty.

DXG cũng đang có số lượng hàng tồn hơn 14.283 tỉ đồng, tăng 3.000 tỉ đồng sau 12 tháng. Cơ cấu hàng tồn kho đang nghiêng mạnh về các dự án BĐS dở dang với 11.902 tỉ đồng, BĐS thành phẩm chỉ vỏn vẹn 1.598 tỉ đồng.

Các tổ chức đầu tư nhận định, về khía cạnh nhất định, lượng hàng tồn kho BĐS tăng lên trong trường hợp xấu sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến pháp lý, quá trình triển khai dự án mất nhiều năm, tiến độ bị ảnh hưởng do nguồn vốn đang bị siết chặt… việc hàng tồn kho tồn động quá nhiều và lâu năm sẽ trở thành gánh nặng về thanh khoản và chi phí cho nhiều doanh nghiệp BĐS trong thời gian tới.

Rate this post