Tác động của dịch bệnh covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam
Thế giới đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay đã gây ra tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch toàn cầu này.
Tác động của dịch bệnh covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam
Bắt nguồn từ Vũ Hán sự lây lan rộng rãi của covid-19 và những bất ổn về nền kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho xã hội. Bên cạnh những tác động đến sức khỏe, sinh mạng con người, Covid đã và đang gây ra những khó khăn về tài chính trong kinh doanh và tiêu dùng không chỉ ở khu vực bị ảnh hưởng do dịch bệnh, mà ảnh hưởng đến toàn đất nước phải gánh chịu hậu quả khá nghiệm trọng.
Sự thay đổi biến động trong kinh doanh sản xuất.
Khi doanh nghiệp thay đổi cách thức vận hành và cơ cấu tổ chức để ứng phó với covid-19, các rủi ro có thể trở nên phức tạp hơn, các rủi ro mới có thể phát sinh, và có khả năng phá vỡ hệ thống kiểm soát nội bộ hiện hành. Điều này yêu cầu chức năng KTNB thể hiện sự linh hoạt thông qua khả năng vận hành từ xa, nhằm giảm thiểu tác động của covid-19 tới hoạt động KTNB và tối đa hóa lợi ích của chức năng này đối với ban giám đốc và các phòng ban trong toàn doanh nghiệp. KTNB phải luôn sát cánh cùng doanh nghiệp với tâm thế sẵn sàng hỗ trợ để cùng nhau cung cấp dịch vụ một cách an toàn, bảo mật và đáng tin cậy.
Khi làm việc từ xa, doanh nghiệp chịu các rủi ro cao hơn liên quan tới an ninh mạng, do phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ và tương tác trực tuyến. Khi có nhiều thông tin và dữ liệu được truyền trực tuyến và có ít hỗ trợ tại chỗ hơn, bộ phận Công nghệ thông tin (CNTT) phải sẵn sàng cung cấp các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cần thiết để đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu và kiểm soát hoạt động CNTT.
Trong bối cảnh có nhiều biến động như hiện nay, nhiều lĩnh vực quan trọng của KTNB sẽ cần được đặc biệt chú ý.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch covid-19
Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/4/2020; gia hạn miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19; gói hỗ trợ tiền tệ – tín dụng…Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp kiến nghị cần cải thiện hơn nữa hệ thống pháp luật và tháo gỡ các nút thắt về thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp cũng là một trong những trọng tâm cần thực hiện để giúp nền kinh tế phục hồi như mong đợi.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong công tác tài chính
Bộ công thương đề nghị nhà nước giảm chính sách về các khoản thuế cho doanh nghiệp, báo cáo tài chính lỗ trong năm 2020 và 2021 là điều hiển nhiên đối với các doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp về các khoản vay, bảo hiểm xã hội cho công nhân, giảm mức lãi ngân hàng nếu có thể, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp dự thầu bằng cách không cần chứng minh tài chính doanh nghiệp, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp đấu thầu không cần chứng minh tài chính…
Doanh nghiệp không cần xác nhận số dư tài khoản ngân hàng để lập hồ sơ dự thầu 2021, vì cơ bản tất cả các doanh nghiệp đều dùng đến nguồn vốn để chóng chọi với đại dịch covid-19 vừa qua.