Nhiều doanh nghiệp phá sản sau đại dịch covid-19
Trong năm 2021 dịch covid-19 với nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp tại Việt Nam và các doanh nghiệp trên thế giới.
Khó khăn cần tháo gỡ cho các doanh nghiệp
Đã có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tuyển bố phá sản, vì không thể cầm cự được kinh tế trong những đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Cũng đúng thôi, giản cách xã hội theo chỉ thị 15, rồi giản cách xã hội theo chỉ thị 16. Người dân hạn chế ra khỏi nhà, mua sắm đi lại khó khăn… Kéo dài như vậy nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa ngừng hoạt động chờ qua mùa dịch.
Các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Trong 10 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 41,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 58,7% so với cùng kỳ năm 2019; 13,5 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%.
Bà Nguyễn Kim Oanh, Giám đốc khách sạn Bình Anh cho biết, năm 2020 doanh nghiệp bị giảm doanh thu đến 70-80% doanh số. Trước khi có dịch Covid -19 có đến khách sạn có đến 80% khách nước ngoài, do ảnh hưởng dịch bệnh doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu bị sụt giảm trầm trọng. Tuy nhiên, chính trong quãng thời gian khó khăn đó, doanh nghiệp đã phải thực hiện chiến lược mới là đẩy mạnh thu hút khách nội địa, đồng thời xác định, tới thời điểm này, những khó khăn chưa dừng lại.
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Thuận Phát hoạt động trong lĩnh vực cưa xẻ gỗ, sản xuất giường, tủ… tại Cụm Công nghiệp La Hà (Tư Nghĩa) cũng ngừng hoạt động hơn năm nay do không có đơn hàng, gần 20 công nhân phải nghỉ việc. Chị Trần Thị Xi Noa, đại diện công ty cho biết: “Đơn hàng không có, các hoạt động đều phải ngừng lại do dịch, công nhân phải nghỉ việc, chứ công ty không có khả năng duy trì được hoạt động”.
Nhiều doanh nghiệp không có nguồn thu nguồn chi để báo cáo tài chính và quyết toán thuế cho năm 2021, chứng từ không đủ để bổ sung hợp thức hóa chi cục thuế. Một số doanh nghiệp phải chi tiền túi để thuê dịch vụ chứng minh tài chính doanh nghiệp, xác nhận số dư doanh nghiệp để cấn trừ lợi nhuận cho năm 2021.
Chứng minh tài chính năng lực doanh nghiệp để cầm cự và phục hồi sau đại dịch covid kết thúc, để xây dựng lại hệ thống nền tảng kinh tế cho năm 2022.
Một số doanh nghiệp cho công ngân nghỉ việc không lương, không trợ cấp. Và khi hoạt động lại bình thường thì cũng gây ảnh hưởng nặng nề về việc tuyển chọn công nhân, đào tạo kỹ thuật lại ban đầu.
Ôi khó khăn chồng khó khăn do đại dịch covid-19 gây ra, đúng là một sự mất mát quá lớn cho đất nước Việt Nam của chúng ta.
Để chung tay dập dịch và có cơ hội mở cửa các ngành nghề sắp tới, đề nghị mỗi người dân phải có ý thức phòng chống dịch, không tập trung đông người, mang khẩu trang khi ra khỏi nhà.
Chung tay đẩy lùi Covid.